Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách khắc phục

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều mà nhiều mẹ bỉm sau khi trải qua quá trình sinh nở gặp phải và cảm thấy vô cùng lo lắng với tình trạng này. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể chỉ do một số thói quen chưa khoa học nhưng cũng có thể…

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều mà nhiều mẹ bỉm sau khi trải qua quá trình sinh nở gặp phải và cảm thấy vô cùng lo lắng với tình trạng này. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể chỉ do một số thói quen chưa khoa học nhưng cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp để tránh biến chứng. Hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau.

1. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn kinh nguyệt

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị rối loạn kinh nguyệt

Sau sinh là thời kỳ thay đổi và rối loạn nội tiết tố nên có rất nhiều mẹ đang cho con bú hay trong 1 – 2 năm đầu sau sinh gặp phải tình trạng kinh nguyệt tháng có tháng không, có tháng chu kỳ ngắn có tháng lại chu kì quá dài. Điều bất thường này không khỏi đem lại rất nhiều sự mệt mỏi về thể chất và tâm lý cho chị em sau khi sinh con. Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, tháng có tháng mất, hoặc không có kinh từ 6 tháng trở lên.
  • Lượng máu kinh bất thường, quá nhiều hoặc quá ít, quá dài hoặc quá ngắn, có màu đen, lẫn cục máu đông, có mùi hôi hoặc khó chịu.
  • Chảy máu giữa hai kỳ kinh, không phải trong thời gian hành kinh.
  • Đau bụng, đầy bụng, đầy hơi, rối loạn cảm xúc, căng vú, buồn nôn… khi hành kinh hoặc trước khi hành kinh.

Tuy nhiên cũng nhiều chị em lại không quá để ý đến sự rối loạn này khiến cho sức khỏe sinh sản bị suy yếu nghiêm trọng. 

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh con

Đối với trường hợp sau sinh chị em cho con bú hoàn toàn thì sẽ có kinh sau 6 tháng đến 1 năm, còn đối với trường hợp bú mẹ không hoàn toàn chị em có thể thấy chu kỳ quay trở lại sau 6 – 12 tuần. 

Một số nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sau sinh ( bệnh phụ khoa ) là:

  • Ảnh hưởng của việc cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ: Khi nuôi con bằng sữa mẹ người phụ nữ sẽ cần ăn uống nhiều hơn để cung cấp sữa cho em bé và cơ thể đôi khi không hấp thụ kịp nên cần lấy dưỡng chất tích trữ – quá trình này ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng bình thường của chị em. 
  • Sự thay đổi về nồng độ hormone sinh dục, đặc biệt là prolactin, estrogen và progesterone, do căng thẳng, bệnh lý nội tiết, sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc điều trị về thần kinh, trầm cảm.
  • Sự thay đổi về thể trạng, do tăng cân, giảm cân, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh lý tử cung, buồng trứng, nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc tai biến mạch máu.
  • Sự thay đổi về lối sống, do giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, môi trường, áp lực, tâm lý hoặc các yếu tố di truyền. 
  • Ảnh hưởng từ các biện pháp tránh thai như đặt vòng hay cấy que tránh thai. 
  • Dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến sau sinh, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung do quá trình sinh nở và hậu sản là môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. 

3. Rối loạn nội tiết tố sau sinh bao giờ cần đi khám?

Rối loạn nội tiết tố sau sinh bao giờ cần đi khám?

Sau sinh, mẹ bỉm vẫn cần từ 6 tháng đến 1 năm để điều hoà lại nội tiết tố cũng như cân bằng lại dinh dưỡng trong cơ thể. Các bác sĩ khuyến cáo, nếu đã có kinh nguyệt nhưng lại gặp một số rối loạn thì nên được can thiệp y tế càng sớm càng tốt:

  • Chu kì quá dài (hơn 35 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 21 ngày)
  • Trong khi hành kinh cảm thấy đau đớn bụng dưới, lưng hông, tiểu rắt hay tiểu buốt nhiều lần.
  • Vùng kín bị sưng đau, ngứa và buốt khi đi tiểu. Khô âm đạo.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi, tiết nhiều ra chất vón cục, dính hay có các màu sắc vàng, hồng, trắng đục, nâu, xám có dạng như phô mai hay sữa chua,… 
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, người xanh xao. Da khô và nổi mụn nhiều, tâm trạng thất thường, căng thẳng và stress. 

Với những triệu chứng kể trên các mẹ thật sự cần chú ý bởi có thể mình đang mắc các bệnh lý phụ khoa mà không quá quan tâm. Cảnh báo từ bác sĩ là không nên sử dụng các bài thuốc, các mẹo dân gian để điều trị rối loạn kinh nguyệt mà cần được bác sĩ khám và xét nghiệm để đưa ra kết luận cũng như phác đồ điều trị phù hợp. 

4. Các phương pháp điều trị và chữa rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh

Các phương pháp điều trị và chữa rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần được điều trị, khắc phục bằng các biện pháp: 

Khắc phục bằng cách thay đổi lối sống 

Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, khi mà chu kỳ, lượng và màu sắc kinh nguyệt bị bất thường do sự thay đổi về nội tiết tố, thể trạng và lối sống. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của phụ nữ.

Các phương pháp điều trị và chữa rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có thể bao gồm:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh, bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, vừa phải cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và thực hiện các biện pháp giúp thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn của bác sĩ, để giúp cân bằng nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc dân gian hoặc thuốc Đông y, để giúp trừ ứ, điều kinh, bổ máu và cải thiện thể trạng.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

  • Bài thuốc từ gừng tươi: Gừng tươi có tác dụng làm ấm cơ thể, kích thích tuần hoàn máu, giúp kinh nguyệt ra nhiều và đều. Bạn có thể lấy 1,5 thìa bột quế pha với 1 ly sữa ấm uống hàng ngày, hoặc dùng vài thanh quế nhỏ cho vào ấm hãm với nước sôi, uống thay trà. Bạn cũng có thể sử dụng quế làm gia vị tẩm ướp trong món ăn.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng trừ ứ, hóa đờm, giảm đau, điều kinh, và bổ huyết. Bạn có thể dùng 30g ngải cứu sấy khô, sắc với 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Bạn cũng có thể dùng ngải cứu để xông hơi, giúp giảm đau bụng kinh và làm sạch âm đạo.
  • Bài thuốc từ cây hoa râm bụt: Hoa râm bụt là một loại thảo dược có tác dụng bổ máu, điều kinh, và giảm đau. Bạn có thể dùng 10g hoa râm bụt, 10g đương quy, 10g bạch thược, sắc với 500ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  •  Bài thuốc từ rau cần tây: Rau cần tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, và cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn có thể ăn rau cần tây sống hoặc nấu cháo, hoặc ép nước rau cần tây.

Khám và điều trị ở cơ sở uy tín 

Đi khám và tư vấn với bác sĩ phụ khoa để có chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu có bệnh lý nội tiết, nhiễm trùng, tổn thương hoặc u nang ở tử cung, buồng trứng. Bạn có thể được kê toa thuốc kháng androgen, thuốc chống tiểu đường, thuốc kích thích rụng trứng hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng của bạn. Với các thiết bị được nhập khẩu hiện đại, Đa khoa Quốc tế Bắc Ninh là địa chỉ tin tưởng cho nhiều mẹ bầu và mẹ bỉm sau sinh về các vấn đề phụ khoa của mình. Hơn nữa, các bác sĩ điều trị chính đều được mời về từ Thủ đô và có hơn 30 năm công tác tại các bệnh viện lớn. 

Đây là những phương pháp điều trị và chữa rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mà bạn có thể tham khảo.

Những thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau sinh, nguyên nhân và triệu chứng đã được phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh cung cấp trong bài viết trên. Để được khám và chữa bệnh tại cơ sở uy tín và chất lượng cao vui lòng gọi 0222 730 2022 để nhận mã khám ưu tiên – không cần xếp hàng – vào khám ngay.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Nhấp chuột để được tư vấn

Tại phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh nơi điều trị tất cả các bệnh về Nam Khoa, Phụ Khoa, Bệnh Xã Hội, Vô Sinh Hiếm Muộn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa và cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho bệnh nhân sự tin tưởng, sức khoẻ và điều trị tốt nhất.