Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới và những vấn đề liên quan 

Nhiều chị em đi khám vì bị rối loạn kinh nguyệt nhưng chưa hiểu rõ các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề liên quan như nguyên nhân, cách thức chẩn đoán và điều trị cải thiện. Bài viết này cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia sẽ cung cấp các…

Nhiều chị em đi khám vì bị rối loạn kinh nguyệt nhưng chưa hiểu rõ các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề liên quan như nguyên nhân, cách thức chẩn đoán và điều trị cải thiện. Bài viết này cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia sẽ cung cấp các thông tin chính xác về chủ đề này, cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau.

1. Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân vì sao?

Rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân vì sao?

Các chuyên gia cho biết, biểu hiện rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân do sinh lý thay đổi

  • Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới như giai đoạn dậy thì, mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, tiền mãn kinh,…
  • Do sử dụng các loại thuốc uống bổ sung nội tiết tố, các loại thuốc bổ sung vitamin, các loại thuốc điều trị, kháng sinh kéo dài,.. 
  • Có thể là do sự bất thường khi mang thai như thai ngoài tử cung, dọa sảy.
  • Thay đổi môi trường sống, thay đổi nguồn nước sinh hoạt, thay đổi chế độ ăn uống, tăng hoặc giảm cân bất thường,… 
  • Do căng thẳng, stress kéo dài khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Vận động quá mức – thường gặp phải ở các vận động viên nữ. 

Do nguyên nhân bệnh lý 

  • Các tổn thương tại cổ tử cung
  • Các bệnh lý bất thường tại buồng trứng như hội chứng buồng trứng đa nang. 
  • Các viêm nhiễm phụ khoa như viêm phần phụ, viêm nhiễm âm đạo, nấm candida âm đạo, viêm vùng chậu,…
  • Các bệnh lý về tuyến giáp hay tuyến yên và bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm bài viết khác

2. Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt bộc lộ như thế nào?

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt bộc lộ như thế nào?

Có một số đặc điểm khác so với bình thường mà chị em cần biết để nhận diện và sớm cân bằng đề điều hoà chu kỳ kinh nguyệt của mình. 

Khoảng cách thời gian giữa các chu kỳ kinh 

Bình thường mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau từ 23 – 35 ngày (tính từ ngày đầu tiên của chu kì trước đến ngày đầu tiên của chu kì sau) nếu bạn nhận thấy chu kì của mình ít hơn 23 hoặc lớn hơn 35 ngày tức là chu kì của bạn đang bị rối loạn. 

Số ngày hành kinh 

Thông thường chị em sẽ có khoảng 3 – 5 ngày ra máu gọi là ngày hành kinh. Nếu ít hơn 2 ngày hay nhiều hơn 5 ngày thì đang gặp phải sự bất thường trong cơ thể do niêm mạc tử cung chưa bong ra tự nhiên và cần được can thiệp y tế. 

Lượng và đặc điểm của máu kinh 

Thông thường chị em sẽ thay băng vệ sinh khoảng 3-4 tiếng/lần và không bị tràn băng, khi máu kinh chảy nhiều gọi là hiện tượng rong kinh. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, thời gian có kinh bị kéo dài bất thường hơn 7 ngày và lượng máu mất đi nhiều hơn 80ml/chu kỳ. 

Máu kinh thông thường có màu đỏ tươi, không vón không đông. Khi nhận thấy các đặc điểm khác thì khả năng cao có một hoặc một số bệnh lý chị em đang mắc phải nhưng chưa rõ ràng là bệnh gì. 

Cảm giác của nữ giới trong chu kì 

Hơi khó chịu bụng dưới và đi tiểu nhiều hơn bình thường là tình trạng của chị em những ngày hành kinh. Khi bị rối loạn kinh nguyệt ( bệnh phụ khoa ) những cơ đau bụng dưới sẽ nghiêm trọng hơn, máu kinh ra nhiều có thể khiến chị em bị ngất xỉu, suy nhược cơ thể. Ngoài ra chị em còn bị căng tức ngực, đau xương, đau cơ và đau đầu.

Khó chịu khi quan hệ tình dục 

Khi bị rối loạn kinh nguyệt chắc chắn do một loại viêm nhiễm hay bệnh lý nào đó khiến cho chị em cảm thấy không thoải mái khi “ân ái” với người tình. Nhiều chị em còn tâm sự luôn cảm giác khô hạn và không thể thoả mãn khi quan hệ với bạn tình. 

Tâm trạng bị ảnh hưởng tiêu cực

Các cơ đau khắp trên cơ thể khiến cho nữ giới có biểu hiện rối loạn kinh nguyệt luôn khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, các cơ đau có thể lan dần sang lưng hông và lan xuống cả bộ phận sinh dục. Khi này chị em nhạy cảm hơn bao giờ hết. 

3. Bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Khi thấy biểu hiện rối loạn kinh nguyệt chỉ do một số hoạt động sinh lý có thể điều hoà mà không cần can thiệp y tế thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và sinh hoạt của chị em:

  • Tăng nguy cơ vô sinh khi bị các bệnh lý phụ khoa, buồng trứng, u xơ,…
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục bởi kỳ kinh nguyệt không đều gây ra nhiều sự lo lắng hơn mức bình thường.  
  • Vẻ bề ngoài của chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Tóc, móng, da dẻ đều sẽ bị xấu đi và ảnh hưởng đến sự tự tin, tâm trạng và cảm xúc của chị em. 
  • Nguy hiểm đến tính mạng khi chị em bị mắc các bệnh như ung thư. 

4. Phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Phương pháp chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Để chẩn đoán bác sĩ có thể khám lâm sàng dựa trên các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Kiểm tra lâm sàng là về cân nặng, chiều cao, các đặc điểm bên ngoài như tóc, móng, da và hỏi thăm về tiền sử bệnh lý, mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng… Để xác định và chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt bác sĩ có thể chỉ định chị em thực hiện các loại xét nghiệm sau: 

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ nội tiết tố, chức năng gan, thận, và thiếu máu.
  • Siêu âm: Để phát hiện các bệnh lý có thể gây rối loạn kinh nguyệt, như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung,..
  • Hysterosonography: Là phương pháp siêu âm cho ra kết quả tốt hơn nhờ mở rộng khoang tử cung nhờ vào chất truyền dẫn là nước muối vô trùng 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để xem chi tiết cấu trúc của tử cung và buồng trứng.
  • Nội soi buồng tử cung (hysteroscopy): Để quan sát trực tiếp bên trong tử cung bằng một thiết bị có camera nhỏ.
  • Nội soi ổ bụng (laparoscopy): Để kiểm tra các bệnh lý ngoài tử cung, như lạc nội mạc tử cung, viêm phần phụ,…
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Nếu các xét nghiệm và siêu âm trên chưa cho ra kết quả rõ ràng để lấy một mẫu mô từ nội mạc tử cung và phân tích thêm.

5. Các cách điều trị và phòng tránh rối loạn kinh nguyệt 

Các cách điều trị và phòng tránh rối loạn kinh nguyệt 

Khi đã xác định nguyên nhân gây ra sự rối loạn của chu kỳ kinh nguyệt trong cơ thể chị em rồi thì bác sĩ sẽ định hướng điều trị:

  • Thay đổi các hoạt động sống: Đối với trường hợp nội tiết tố bị rối loạn do các sinh hoạt và môi trường bên ngoài tác động.
  • Điều trị nội khoa: Đối với các trường hợp bệnh lý vừa và nhẹ, chưa gây ra các biến chứng và có thể hồi phục sau khi sử dụng thuốc uống/tiêm/đặt.
  • Điều trị ngoại khoa: Chủ yếu đối với các bệnh như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung,… 

Để phòng tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt chị em chú ý về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất và không sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung nội tiết tố/hormone khi chưa có chỉ định từ bác sĩ; không lạm dụng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp; các chất kích thích gây ảo giác,… Không nên hoạt động mạnh, hoạt động cường độ cao thường xuyên bởi sẽ làm suy giảm estrogen và gây ra rối loạn kinh nguyệt. An toàn và lành mạnh khi quan hệ tình dục và chú ý vệ sinh khu vực sinh sản, khám sức khỏe vùng kín đều đặn 3 tháng/lần và khám chữa ngay khi thấy các triệu chứng bệnh. 

Các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt là thông tin mà Đa khoa Quốc tế Bắc Ninh Việt Sing đã cung cấp cho chị em trong ngày hôm nay. Nếu có câu hỏi muốn gửi đến các bác sĩ tại phòng khám mời chị em liên hệ 0222 730 2022 để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Nhấp chuột để được tư vấn

Tại phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh nơi điều trị tất cả các bệnh về Nam Khoa, Phụ Khoa, Bệnh Xã Hội, Vô Sinh Hiếm Muộn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa và cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho bệnh nhân sự tin tưởng, sức khoẻ và điều trị tốt nhất.