Đi tìm nguyên nhân, cách phòng tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở các bé gái do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tình trạng này có thể tự hết, tuy nhiên ở một vài bé gái thì tình trạng này kéo dài gây ra nhiều hệ luỵ nguy hiểm cho sức khoẻ sau này. Do vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ giải thích về tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, những nguy hiểm có thể xảy ra nếu tình trạng này kéo dài và phương hướng cải thiện. Mời phụ huynh và các bé trong độ tuổi dậy thì chú ý đón đọc. Hãy cùng các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau.
1. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt – như thế nào được coi là rối loạn?
Để tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chung về chu kỳ kinh nguyệt để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này.
Chu kỳ kinh nguyệt là chuỗi các thay đổi sinh lý xảy ra trong cơ quan sinh sản của phụ nữ mỗi tháng để chuẩn bị cho khả năng mang thai.
Mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra trong 4 giai đoạn chính
- Giai đoạn hành kinh: là thời điểm lớp niêm mạc tử cung bong tróc và được loại bỏ ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo dưới dạng máu kinh. Giai đoạn hành kinh ở người bình thưởng sẽ kéo dài khoảng từ 3 đến 7 ngày.
- Giai đoạn nang trứng: được tính từ khi giai đoạn hành kinh kết thúc. Lúc này nang trứng trong buồng trứng sẽ phát triển, nhờ nội tiết tố estrogen tăng lên sẽ kích thích sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung.
- Giai đoạn rụng trứng: thường diễn ra vào khoảng 14 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo. Thời điểm này trứng sẽ được phóng thích khỏi nang trứng và di chuyển vào vòi trứng chuẩn bị cho quá trình thụ thai (nếu có).
- Giai đoạn hoàng thể: thường bắt đầu sau khi rụng trứng. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ vỡ ra. Lúc này, nội tiết tố progesterone tăng lên, duy trì sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung và sẽ theo lớp trứng vỡ bong tróc tạo ra chu kỳ kinh nguyệt mới.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường trọn vẹn cả 4 giai đoạn thường ở khoảng 28 ngày.
Những trường hợp sau sẽ được coi là rối loạn kinh nguyệt
- Chu kỳ kinh nguyệt quá dài (khoảng > 35 ngày)
- Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn (khoảng <21 ngày)
- Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít, vón cục
- Kinh nguyệt ra không đều, có thể bị rong kinh hoặc vô kinh
>>> Xem thêm bài viết khác
2. Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì?
Theo các bác sĩ, rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì ( bệnh phụ khoa ) là hiện tượng vô cùng phổ biến ở nữ giới bước vào độ tuổi dậy thì. Thời điểm này, chu kỳ kinh nguyệt chưa có sự ổn định bởi rất nhiều lý do có thể kể đến như sau:
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn kinh nguyệt nói chung và rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì nói riêng. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể bé gái vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên hệ thống nội tiết tố vẫn chưa được hoàn thiện khiến cho trứng không rụng hoặc không phóng noãn đúng chu kỳ gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều.
Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do áp lực học tập, gia đình hoặc các vấn đề tâm lý khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol và gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
Ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Thiếu hụt chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều thức ăn nhanh, sử dụng nhiều đồ ngọt có thể gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt cũng có thể dẫn đến tình trạng rong kinh ở bé gái tuổi dậy thì.
Một số nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số bệnh lý cũng có thể khiến bé gái gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Phổ biến nhất trong số đó có thể kể đến là các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, buồng trứng đa nang, suy giáp, cường giáp,…
Một số bệnh lý phụ khoa có thể xảy ra là do sự thiếu hiểu biết trong vấn đề vệ sinh vùng kín, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt khiến cho vi khuẩn phát triển và gây ra bệnh.
3. Các biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì dành cho bé gái
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì kéo dài có thể gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản sau này của bé gái hoặc ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy chú ý đến các bé ở tuổi dậy thì và giúp các bé phòng tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt bằng những cách đơn giản, hiệu quả dưới đây:
Giúp bé gái xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học
Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của nữ giới, do vậy hãy chú ý xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khoẻ mạnh. Khi cơ thể khoẻ mạnh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hơn.
Một số loại thực phẩm nữ giới nên bổ sung để có chu kỳ đều đặn thường là các loại thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, rau của quả,…Nên hạn chế các loại đồ chiên rán, cay nóng và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn ở tuổi dậy thì.
Khuyến khích bé gái tập luyện thể thao vừa sức
Tập luyện thể thao đúng cách, vừa sức không chủ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng hệ miễn dịch và sức đề kháng, nhờ đó giúp cân bằng nội tiết tố ở nữ giới giúp cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn. Do vậy, ở tuổi dậy thì nữ giới nên dành ít nhất 30p mỗi ngày để rèn luyện thể thao, hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Hướng dẫn cho bé vệ sinh vùng kín đúng cách
Phụ huynh nên hướng dẫn bé gái vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên thay băng vệ sinh khoảng 3 tiếng/ lần, vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo vùng kín để tránh tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm.
Cho bé đi thăm khám định kỳ
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì kéo dài, phụ huynh nên đưa bé gái đi khám sức khoẻ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân và được tư vấn cách xử lý kịp thời.
Phụ huynh có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Quốc tế Bắc Ninh – địa chỉ chăm sóc sức khoẻ sinh sản uy tín hàng đầu Bắc Ninh . Phòng khám mở cửa hoạt động từ 8:00 – 20:30 tất cả các ngày trong tuần và tổng đài tư vấn hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề sức khoẻ sinh sản bao gồm cả hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không phải vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên nếu trường hợp này kéo dài thì có thể bắt nguồn do vấn đề bệnh lý. Do vậy, nếu thấy con trẻ có vấn đề bất thường, các bậc phụ huynh hãy nhanh tay liên hệ 0222.730.2022 để được đội ngũ chuyên gia +30 năm kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.
Tại phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh nơi điều trị tất cả các bệnh về Nam Khoa, Phụ Khoa, Bệnh Xã Hội, Vô Sinh Hiếm Muộn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa và cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho bệnh nhân sự tin tưởng, sức khoẻ và điều trị tốt nhất.
- Nấm âm đạo điều trị tại nhà thế nào? Bật mí cách điều trị bệnh hiệu quả.
- Vì sao âm đạo nổi mụn ngứa? Lắng nghe lý giải của bác sĩ chuyên khoa
- Cấu tạo âm đạo ở nữ giới: Các bộ phận, chức năng và các bệnh lý thường gặp
- Giải đáp thắc mắc: Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
- Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín do đâu? Có nguy hiểm không?