[Tư vấn] Viêm âm đạo khi mang thai và những điều thai phụ nên chú ý
Sự thay đổi sinh lý của cơ thể khi mang thai có thể dẫn đến một trong những bệnh lý phổ biến là viêm âm đạo khi mang thai. Bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể mà mẹ bầu có thể nhận biết và cũng gây ra không ít phiền toái cho thai phụ. Vậy nhận biết những dấu hiệu viêm âm đạo lúc mang thai như thế nào? Có thể phòng ngừa không? Cùng các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau nhé!
1. Viêm âm đạo khi mang thai là gì?
Tình trạng viêm âm đạo khi mang thai có thể xảy ra bất cứ khi nào trong thai kỳ. Môi trường âm đạo khi này sẽ có sự thay đổi đáng kể do nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên khi mang thai. Những thay đổi này bao gồm sung huyết, phì đại niêm mạc âm đạo, tăng sinh tế bào tuyến cổ tử cung, thay đổi pH âm đ
Chính sự thay đổi này cho phép vi khuẩn kỵ khí và các vi khuẩn gây hại khác phát triển ở âm đạo. Nguy cơ nữ giới lúc mang thai bị viêm âm đạo cũng là điều dễ hiểu trong trường hợp này.
>>> Xem thêm bài viết khác
2. Nhận biết nhanh dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai
Mỗi tác nhân gây bệnh viêm âm đạo khi mang thai ( bệnh phụ khoa ) sẽ gây ra một tình trạng bệnh khác nhau, nhưng tất cả các trường hợp đều có chung một số triệu chứng sau:
- Ngứa dữ dội hoặc râm ran tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Vùng kín tiết nhiều khí hư bất thường với biểu hiện khác. Nếu khí hư trắng không phải là bình thường, nếu nó có màu xanh, màu vàng hoặc dạng bột hoặc vón cục, thì đó là bất thường.
- Luôn có cảm giác khó chịu và đau rát khi quan hệ tình dục, thậm chí có cảm giác đau buốt mỗi lần đi tiểu
- Đi tiểu buốt, rát, tiểu dắt, thậm chí nhiễm trùng tiết niệu gây ra nước tiểu đục hoặc tiểu máu, buồn tiểu khẩn cấp,
- Âm đạo tiết dịch hôi tanh khó ngửi, để lâu sẽ gây nhiều ảnh hưởng
Với những dấu hiệu viêm âm đạo lúc mang thai trên, có thể thấy đều là những biểu hiện chị em tương đối dễ nhận biết nên chị em khi mang thai hãy chú ý quan sát để có thể nhận biết bệnh sớm nhé.
3. Giải đáp: Nguyên nhân dẫn tới viêm âm đạo khi mang thai là gì?
Viêm âm đạo khi mang thai không phải là bệnh lý hiếm gặp khi đây là căn bệnh tương đối phổ biến, đặc biệt dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Có thể kể đến những nguyên do chính như sau:
Do trùng roi Trichomonas
Trùng roi Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) gây ra bởi ký sinh trùng Trichomonas vagis. Trichomonas vagis có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Từ khi tiếp xúc đến khi nhiễm bệnh, mất khoảng 5 đến 28 ngày mà phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh rất cao dẫn đến viêm âm đạo lúc mang thai.
Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục và nếu không được chữa trị kịp thời, nó có thể gây vô sinh, tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và sinh non đối với phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra những biến chứng khi sinh nở nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai, chẳng hạn như nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non trước tuần thứ 37 và cân nặng khi sinh thấp.
Do tạp khuẩn
Mang thai bị viêm âm đạo còn có thể do tạp khuẩn gây ra. Bình thường, một loại vi khuẩn có lợi được gọi là Lactobacilli bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân gây bệnh khác. Khi mang thai, môi trường PH của âm đạo thay đổi, làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi. Điều này cho phép các loại vi khuẩn khác phát triển, dẫn đến viêm âm đạo do tạp khuẩn.
Bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục và các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Do nhiễm trùng nấm men
Một nguyên nhân khác dẫn đến viêm âm đạo khi mang thai chính là thai phụ bị nhiễm trùng nấm men. Phụ nữ thường bị nhiễm trùng nấm men, còn được gọi là bệnh monilosis. Nấm Candida là loại nấm men quen thuộc gây viêm âm đạo. Ngoài ra, còn có Candida glabrata và Candida tropicalis. Sự xuất hiện của nấm Candida và nhiễm trùng do nấm Candida gây ra sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ.
Mặc dù mẹ hầu như không bị viêm âm đạo do nhiễm trùng nấm men, nhưng trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm nấm men trong quá trình sinh ngả âm đạo, do đó cần nhận biết sớm để xử lý hiệu quả.
Do liên cầu khuẩn nhóm B
Phụ nữ mang thai là nhóm người dễ mắc bệnh này. Mẹ bầu nên chú ý đến nhiễm trùng ối, rỉ ối, vỡ màng ối, nhiễm trùng đường tiết niệu, thai chậm phát triển và thậm chí sinh non và thai lưu.
Nhiều người không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy họ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, nhưng liên cầu khuẩn nhóm B gây ra triệu chứng đi tiểu đau và nước tiểu ở một số trường hợp viêm âm đạo khi mang thai.
4. Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm âm đạo khi mang thai như thế nào?
Viêm âm đạo khi mang thai có thể điều trị nhưng cần phải được thăm khám kỹ lưỡng trước khi có phác đồ điều trị cụ thể. Với trường hợp mang thai bị viêm âm đạo, các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing đang áp dụng điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp điều trị chủ yếu sử dụng thuốc chuyên khoa đặc trị để khắc phục nhanh các triệu chứng bệnh, thường áp dụng với những trường hợp nữ giới bị viêm âm đạo lúc mang thai mức độ nhẹ.
Có thể điều trị viêm âm đạo khi mang thai hoàn toàn bằng thuốc đặt âm đạo, kháng sinh hoặc kem bôi tại chỗ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên sử dụng tất cả các loại thuốc hoặc kem bôi.
Vì vậy, mẹ nên hỏi bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Điều trị bằng phương pháp dân gian truyền miệng hoặc từ người không có chuyên môn là không nên được thực hiện tự ý để tránh các biến chứng sản khoa có hại cho cả mẹ và thai nhi
Điều trị ngoại khoa
Chủ yếu áp dụng với những trường hợp đã chuyển sang giai đoạn nặng, những triệu chứng đã có những biến chứng nặng. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai vẫn cần lưu ý để điều trị không ảnh hưởng tới thai nhi.
Với công nghệ tiêu viêm CHX thế hệ 4 được áp dụng điều trị tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing, sẽ tác dụng chính xác vào vùng viêm nhiễm, loại bỏ đi mầm bệnh mà không làm ảnh hưởng đến vùng mô lành xung quanh. Do đó, chị em có thể yên tâm khi điều trị viêm âm đạo lúc mang thai tại phòng khám
5. Tham khảo: Biện pháp phòng ngừa viêm âm đạo khi mang thai chị em nên biết
Viêm âm đạo khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng để lâu không điều trị có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, ngoài phương pháp điều trị hiệu quả thì chị em nên chủ động phòng ngừa để hạn chế mắc bệnh hoặc sẽ chủ động hơn khi nhận biết bệnh và thăm khám ngay:
- Để giữ cho khu vực kín khô thoáng và thoáng mát, hãy mặc quần lót làm bằng chất liệu 100% Cotton.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh thụt rửa âm đạo quá sâu và tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Nên ăn ít đồ ngọt hơn và ăn nhiều hoa quả và sữa chua vì chúng tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Dùng chung đồ lót hoặc tắm trong bồn tắm có thể gây lây nhiễm vi khuẩn và nấm.
Với những thông tin chia sẻ trên về tình trạng bệnh viêm âm đạo khi mang thai trên, chắc hẳn chị em đã nắm được những thông tin quan trọng cần thiết về căn bệnh này. Do đó, nếu có thắc mắc cần giải đáp, chị em hãy liên hệ đến số đường dây nóng 0222 730 2022 để được giải đáp nhanh chóng, tư vấn chính xác nhé.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.
Tại phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh nơi điều trị tất cả các bệnh về Nam Khoa, Phụ Khoa, Bệnh Xã Hội, Vô Sinh Hiếm Muộn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa và cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho bệnh nhân sự tin tưởng, sức khoẻ và điều trị tốt nhất.
- Nấm âm đạo điều trị tại nhà thế nào? Bật mí cách điều trị bệnh hiệu quả.
- Vì sao âm đạo nổi mụn ngứa? Lắng nghe lý giải của bác sĩ chuyên khoa
- Cấu tạo âm đạo ở nữ giới: Các bộ phận, chức năng và các bệnh lý thường gặp
- Giải đáp thắc mắc: Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
- Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín do đâu? Có nguy hiểm không?