Rách màng trinh là gì? Cùng chuyên gia tìm hiểu từ A – Z
Màng trinh (màng ngăn âm đạo) cấu tạo khá mỏng, dễ rách, nằm giữa âm đạo và cửa mình của nữ giới, có 1 lỗ nhỏ để kinh nguyệt có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Vậy rách màng trinh là gì, do đâu và dấu hiệu thế nào? Hãy cùng các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau đây nhé!
1. Màng trinh và những điều bạn cần biết
Để có thể hiểu được rách màng trinh là gì? Trước hết, bạn cần hiểu hết về màng trinh đã. Dưới đây là toàn bộ những thông tin về màng trinh được bác sĩ Ngô Thị Bạch Tuyết – Nguyên trưởng khoa Sản bệnh viện Sản nhi Ninh Bình chia sẻ.
Màng trinh nằm ở đâu?
Màng trinh có thể nằm ở các vị trí khác nhau xung quanh cửa âm đạo với kích cỡ và hình dáng khác nhau. Chúng có thể dạng hình khuyên, bao quy toàn bộ cửa âm đạo hoặc dạng hình lưỡi liềm nằm phía dưới cửa âm đạo.
Cấu tạo của màng trinh
Màng trinh có kết cấu khá mềm mại, có màu trùng với màu da xung quanh âm đạo, có khả năng co giãn hoặc gấp nếp và hầu như không có dây thần kinh.
Ở chính giữa màng trinh sẽ xuất hiện 1, 2 hoặc nhiều lỗ nhỏ để giúp máu kinh thoát ra ngoài vào chu kỳ hàng tháng. Ở mỗi người, kích thước các lỗ này cũng khác nhau, co giãn hẹp bằng 1 ngón hoặc 2 ngón tay.
Màng trinh không giống các cơ quan hoặc mô khác trong cơ quan sinh dục của nữ giới, màng trinh không có chức năng rõ ràng mà chỉ là tàn dư của những mảnh mô còn sót lại trong quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, màng trinh được cho là có vai trò ngăn cản vi khuẩn và các tác nhân gây hại xâm nhập vào âm đạo.
Phân loại màng trinh ở nữ giới
Ở nữ giới, màng trinh được phân thành 5 loại khác nhau dựa theo hình dạng của màng trinh được hình thành khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trong đó có một số loại được coi là bất thường (dị tật bẩm sinh).
- Màng trinh hình khuyên hoặc hình lưỡi liềm
Đây được xem là 2 dạng điển hình và bình thường của màng trinh. Hầu hết bé gái khi sinh ra đều có màng trinh hình khuyên, sau đó sẽ chuyển sang hình lưỡi liềm.
- Màng trinh lỗ sàng
Trên bề mặt màng trinh xuất hiện nhiều lỗ nhỏ giúp máu kinh nguyệt thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên tình trạng này cũng khiến nhiều chị em gặp khó khăn khi sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon thay cho băng vệ sinh vào mỗi kỳ kinh.
- Màng trinh không lỗ
Khi đó, màng trinh che phủ hoàn toàn cửa âm đạo khiến máu kinh nguyệt không thể chảy ra ngoài mà chảy ngược vào âm đạo gây đau đớn. Tuy nhiên, dạng này rất hiếm khi xuất hiện ở nữ giới.
- Màng trinh lỗ rất nhỏ
Ngoại trừ lỗ nhỏ, màng trinh sẽ bao phủ toàn bộ cửa âm đạo. Máu kinh vẫn có thể qua đó chảy ra ngoài, tuy nhiên sẽ khá khó khăn.
- Màng trinh có vách ngăn
Màng trinh có hai lỗ nhỏ ngăn cách bởi một lớp mô thừa ở giữa, điều này khiến phụ nữ như có hai màng trinh, đây cũng được xem là một dạng dị tật ở màng trinh.
Các chuyên gia khuyến cáo nên xử trí tình trạng này bằng cách thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ dải mô thừa, đưa âm đạo về kích thước bình thường.
Tác dụng của màng trinh
Màng trinh tuy không có chức năng sinh lý đặc biệt trong bộ phận sinh dục nhưng vẫn có một số tác dụng như:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Dựa trên nhiều nguồn số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ còn trinh mắc bệnh phụ khoa sẽ thấp hơn những người đã từng quan hệ hoặc có gia đình.
- Lỗ nhỏ trên bề mặt của màng trinh giúp máu kinh được đẩy ra ngoài, tránh gây ứ tắc máu và đau đớn cho chị em khi đến ngày.
- Màng trinh giúp cân bằng điều tiết dịch nhầy âm đạo.
- Ngăn ngừa bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài vào âm đạo gây ra viêm nhiễm hoặc tổn thương.
>>> Xem thêm bài viết khác
2. Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: Rách màng trinh là gì?
Rách màng trinh là gì? Nguyên nhân do đâu? Khi rách có dấu hiệu như thế nào? Đây cũng là vấn đề được rất nhiều chị em băn khoăn. Để giải đáp các câu hỏi trên chúng tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ Ngô Thị Bạch Tuyết – Nguyên trưởng khoa Sản bệnh viện Sản nhi Ninh Bình.
Rách màng trinh là gì?
Màng trinh là lớp ngăn âm đạo, chúng không hoàn toàn kín mà sẽ có 1 hoặc nhiều lỗ để giúp máu kinh được thoát ra ngoài trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
Khi vùng kín của nữ giới bị tác động mạnh hoặc sâu vào phía trong âm đạo sẽ gây ra rách màng trinh (lỗ thủng màng trinh). Lỗ thủng do rách màng trinh hoàn toàn khác với những lỗ có sẵn trên màng trinh. Chúng sẽ to hơn và gây đau đớn, chảy máu cho nữ giới khi rách.
Dấu hiệu rách màng trinh
Màng trinh khi rách sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như đau đớn, chảy máu. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà các dấu hiệu sẽ xuất hiện với mức độ khác nhau.
- Chảy máu âm đạo: Dấu hiệu rách màng trinh thường thấy và dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng kinh nguyệt là chảy máu âm đạo. Tuy nhiên, số lượng máu ra ít, có màu đỏ tươi khác với máu kinh.
- Đau rát trong âm đạo: Mỗi chị em sẽ cảm nhận được các mức độ đau khác nhau, tuy nhiên cảm giác đau khi rách màng trinh sẽ không quá dữ dội và kéo dài.
Nguyên nhân gây rách màng trinh
Quan hệ tình dục được biết đến là nguyên nhân phổ biến gây ra rách màng trinh. Bởi màng trinh có cấu tạo khá mỏng, dễ rách, nằm giữa âm đạo và cửa mình của nữ giới.
Ngoài ra, rách màng trinh ở nữ giới cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
- Quan hệ tình dục lần đầu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rách màng trinh. Trong quá trình quan hệ, nam giới sẽ đưa dương vật vào sâu bên trong âm đạo khiến màng trinh bị rách.
- Vận động mạnh: nếu cấu tạo màng trinh mỏng, phụ nữ có thể bị rách màng trinh khi tham gia các hoạt động cần vận động mạnh như cưỡi ngựa, đạp xe, tập võ,…
- Do các tác động từ bên ngoài: một số chị em bị rách màng trinh do các tác động mạnh như ngã xe, tai nạn hoặc sử dụng cốc nguyệt san, tampon,…
- Nguyên nhân bẩm sinh: cấu tạo màng trinh ở mỗi phụ nữ là không giống nhau, hình dạng và độ dai khác nhau. Thậm chí một số phụ nữ bẩm sinh không có màng trinh.
- Do thủ dâm: Trong quá trình thủ dâm, ngón tay sẽ được đưa vào sâu bên âm đạo dẫn đến rách màng trinh. Tuy nhiên, nếu thủ dâm chỉ thực hiện một cách nhẹ nhàng từ bên ngoài thì không ảnh hưởng gì tới màng trinh.
Sau rách màng trinh cần lưu ý những gì?
Sau rách màng trinh, việc chăm sóc cô bé càng cần phải kỹ càng hơn trước. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc vùng kín sau rách màng trinh chị em cần phải biết:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Nên sử dụng nước ấm để rửa sạch vùng kín. Tránh sử dụng xà phòng, các sản phẩm chứa hương liệu và thành phần tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng và làm mất cân bằng độ pH ở vùng kín.
- Sử dụng khăn mềm: Sử dụng khăn mềm, sạch để lau vùng kín sau khi rửa. Chú ý nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh cọ xát mạnh gây tổn thương vùng kín đang bị thương.
- Hạn chế quan hệ tình dục: Chị em nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian vùng kín đang hồi phục để tránh gây tổn thương thêm cho màng trinh.
- Chất liệu quần lót: Chị em nên lựa chọn quần lót có chất liệu thông thoáng để “cô bé” không gặp tình trạng bí bách, ẩm ướt, hạn chế viêm nhiễm vùng kín.
- Tránh bơi lội hoặc tắm bồn: Việc này sẽ hạn chế vùng kín tiếp xúc với nước trong thời gian dài, tránh ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương âm đạo hoặc gây nhiễm trùng.
Tóm lại
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề Rách màng trinh là? Cùng chuyên gia tìm hiểu từ A – Z về màng trinh. Hy vọng có thể giúp bạn đọc lựa chọn được cơ sở thăm khám và phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và trị dứt điểm bệnh. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Đa khoa Quốc tế Việt Sing qua 0222.730.2022 để được giải đáp.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.
Tại phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh nơi điều trị tất cả các bệnh về Nam Khoa, Phụ Khoa, Bệnh Xã Hội, Vô Sinh Hiếm Muộn. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa và cách làm việc chuyên nghiệp, mang đến cho bệnh nhân sự tin tưởng, sức khoẻ và điều trị tốt nhất.
- Nấm âm đạo điều trị tại nhà thế nào? Bật mí cách điều trị bệnh hiệu quả.
- Vì sao âm đạo nổi mụn ngứa? Lắng nghe lý giải của bác sĩ chuyên khoa
- Cấu tạo âm đạo ở nữ giới: Các bộ phận, chức năng và các bệnh lý thường gặp
- Giải đáp thắc mắc: Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
- Quan hệ xong bị ngứa ở vùng kín do đâu? Có nguy hiểm không?